Kết quả tìm kiếm cho "Các địa phươn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 86
Khi những cơn gió mang theo cái nắng chói chang, vàng óng ả trải dài trên những cánh đồng lúa xanh mướt, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer rộn ràng đón chào lễ hội quan trọng và đặc sắc nhất trong năm - Tết Chol Chnam Thmay. Không khí rộn ràng khắp các phum sóc, vẽ nên bức tranh văn hóa đa sắc màu và đầy ắp niềm vui.
Mỗi đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đều có cách trang trí cây nêu riêng. Trong đó, nghệ thuật trang trí cây nêu của cộng đồng người Co ở huyện Trà Bồng có nét đặc sắc riêng, vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cây nêu của đồng bào Co ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với lễ hội ăn trâu – một sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật hàng ngàn năm nay.
Ngày 19/3 (nhằm 20/2 âm lịch), Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025 sẽ được khai hội, cùng với sự kiện Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Càng gần đến ngày khai hội, lượng du khách đổ về Khu du lịch quốc gia Núi Sam càng nhiều, đặc biệt dịp cuối tuần.
Công tác gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng xã hội vững mạnh và phát triển bền vững. Các cấp, ngành, địa phương tăng cường triển khai tốt công tác gia đình, tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ, đoàn kết và phát triển, giúp cải thiện đời sống của các gia đình và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Với chức năng quản lý Nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL), thời gian qua, ngành VH-TT&DL đặc biệt chú trọng tuyên truyền thông qua các loại hình văn hóa - văn nghệ (VHVN), cổ động trực quan.
Mang ý nghĩa đêm rằm đầu tiên của năm, lan tỏa ánh sáng cho 12 tháng dài phía trước trong nhận thức của người Việt, rằm tháng Giêng là dịp để mọi người gửi gắm niềm tin, ước vọng, tái tạo năng lượng cho cuộc sống của mình.
Đón chào năm mới Ất Tỵ 2025, những vùng quê huyện Châu Thành rộn ràng, phấn khởi trước sự đổi thay của quê hương. Thành tựu rõ nét nhất là diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được nâng cao…
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, An Giang tổ chức nhiều hoạt động đón Tết cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm tạo không khí phấn khởi, vui tươi và an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Năm 2024, hoạt động văn hóa - nghệ thuật trên địa bàn tỉnh có bước phát triển sâu rộng, thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia. Qua đó, bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp, khơi dậy truyền thống văn hóa, con người An Giang, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.
Chiều 30/12, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang làm việc với các ngành và xã, thị trấn về công tác chuẩn bị cho giải Nông Thôn Việt half marathon: Tri Tôn - Về vùng huyền tích.
Năm 2024, nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa - nghệ thuật (VHNT) từ tỉnh đến cơ sở diễn ra sôi nổi, với nhiều đổi mới về nội dung, lẫn hình thức. Qua đó, góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa và giải trí của Nhân dân.
Nhằm quảng bá các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và đặc sản tiềm năng của tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tổ chức sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản An Giang đồng hành cùng người tiêu dùng năm 2024. Sự kiện hứa hẹn mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm thú vị và cơ hội khám phá các sản phẩm “sinh ra từ làng” của An Giang.